Sunday, 23 February 2020

Đi thuê nhà ở: Coi chừng vướng phải 4 rủi ro "như cơm bữa" này!

Thuê nhà ở – Chuyện tưởng như đơn thuần nhưng lại rất dễ gặp rủi ro “tiền mất tật mang” mà nhiều người thường không lưu ý đến.
Đi thuê nhà ở: Coi chừng vướng phải 4 rủi ro "như cơm bữa" này!


Việc tìm thuê nhà ở tại các thành phố lớn đã trở nên quá phổ biến, nhưng câu chuyện này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến khách đi thuê bị lừa, mất tiền mà chỗ ở cũng không có, gặp khó khăn khi đòi lại tiền đặt cọc… Sau đây là 4 rủi ro “tiền mất tật mang” mà khách đi thuê nhà thường xuyên đối mặt nhất tại các thành phố lớn!

Rủi ro thứ 1 khi thuê nhà ở

Người đi thuê nhà ở, thuê chung cư căn hộ, phòng trọ… thường hay gấp gáp trong việc đặt cọc tiền thuê vì sợ sẽ có người khác thuê mất nơi ở ưng ý mà mình vất vả tìm được. Vì vậy, có không ít chủ nhà đã lợi dụng sự ưa thích của khách đối với vị trí, giá trả và không gian cho thuê mà cố tình “nói khích”, hối thúc khách đặt cọc tiền trước.
Trong tình huống như vậy, khách đi thuê nhà ở sẽ không có đủ thời gian để suy nghĩ và hỏi cặn kẽ những vấn đề pháp lý cần thiết của ngôi nhà. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp người cho thuê không phải là chủ sở hữu “chính chủ”, mà chỉ là người được cho ở nhờ, ở tạm hoặc cũng là người đi thuê nhưng lại tự ý cho người khác thuê lại. Sau khi nhận được tiền cọc, các đối tượng này ôm tiền bỏ trốn, khiến khách thuê và chủ nhà thật xảy ra tranh chấp với nhau.
Tuy nhiên, hầu hết phần thua thiệt thường thuộc về khách thuê nhà ở bởi người nhận tiền thuê của họ không phải là chủ sở hữu - không có quyền quyết định với việc cho thuê, mướn ngôi nhà.

Rủi ro thứ 2 khi thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở không cung cấp đủ hình ảnh thực tế dùng để so sánh tình trạng căn nhà trước khi cho thuê, hoặc thiếu các quy định chi tiết về vấn đề tăng giá, phân chia trách nhiệm giữa bên thuê và bên cho thuê. Chẳng hạn, đối với việc sửa chữa hệ thống điện, nước trong nhà khi hư hỏng, thì bên nào sẽ là người chịu chi phí đó? Hay nếu trong quá trình thuê, nhà có mất trộm thì người cho thuê phải có trách nhiệm như thế nào?
Nếu không đọc kỹ và thỏa thuận rõ ràng trước khi ký hợp đồng thuê nhà ở, khách thuê sẽ dễ bị “chèn ép” như bị tăng giá điện nước, giá thuê nhà mà không có thông báo trước; chủ cho thuê tự ý cho thêm người vào thuê chung nhà; chủ cho thuê rút ngắn thời hạn cho thuê...

Rủi ro thứ 3 khi thuê nhà ở

Thực tế có nhiều trường hợp khách đi thuê nhà ở chấp nhận chủ nhà sử dụng giấy viết tay cam kết không có tính pháp lý, hay thậm chí chỉ có thỏa thuận miệng, vì một lý do nào đó. Điều này sẽ đẩy khách thuê đối mặt với rủi ro lớn bởi nếu người cho thuê bất ngờ đòi lại nhà, thì người thuê không có bằng chứng xác thực, không có giấy tờ có hiệu lực pháp lý để đòi lại tiền nhà hoặc tiền đặt cọc trước đó.

Rủi ro thứ 4 khi thuê nhà ở

Trong hợp đồng thuê nhà ở không quy định hoặc có quy định các vi phạm khiến việc cho thuê bị hủy bỏ, nhưng không ghi rõ phạm vi và mức độ vi phạm. Ví dụ như hợp đồng quy định vấn đề giữ vệ sinh chung, không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.
Vậy như thế nào được đánh giá là “ảnh hưởng nghiêm trọng”? Bởi mỗi người, mỗi khu vực có một mức độ nhìn nhận và đánh khác khác nhau nên việc đưa ra một quy định chung chung như vậy rất khó để xử lý, và người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là khách đi thuê nhà.
Do vậy, khách thuê nhà ở nên yêu cầu chủ nhà liệt kê, giải thích rõ ràng các mức đánh giá và phạm vi ảnh hưởng có thể dẫn đến việc đơn phương hủy hợp đồng.
Ví dụ: Mức độ vi phạm từ 1 đến 3 trong việc giữ vệ sinh:
  • Mức 1 là nhẹ, hình phạt là nhắc nhở, phạm vi bao gồm các hành động: để rác không đúng nơi quy định, không cột bao rác.
  • Mức 2 là vừa, hình phạt là phạt tiền, phạm vi bao gồm các hành động: vứt rác bừa bãi ngoài hành lang.
  • Mức 3 là nặng, hình phạt là chấm dứt hợp đồng, phạm vi bao gồm các hành động: vứt rác sang nhà hàng xóm, để phòng ốc bừa bãi, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến tài sản là căn nhà của người cho thuê, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Trên đây là một số rủi ro mà người thuê nhà ở thường gặp phải mà bạn nên tham khảo để biết cách phòng tránh, bảo vệ lợi ích của bản thân. Lời khuyên khi tìm thuê nhà ở là nên nhờ sự giúp đỡ của những địa chỉ môi giới uy tín và đáng tin cậy!

MuaBanNhaDat theo TBKD


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 comments: